Bạn chưa Đăng nhập vào hoặc bạn không có quyền cho phép truy cập vào trang này. Có thể có một trong những lý do sau:
1. Bạn chưa Đăng nhập vào. Bạn hãy điền tên Đăng nhập và Mật khẩu rồi tiếp tục thử đăng nhập lại lần nữa.
2. Có thể bạn chưa đủ quyền truy cập vào trang này. Có thể nào bạn đang thử thay đổi nội dung bài gửi của thành viên khác hoặc truy tới những mục không phù hợp chăng?
3. Nếu bạn gặp khó khăn trong việc gửi bài viết, Người quản trị có thể đã Vô hiệu Tài khoản của bạn, hoặc Tài khoản có thể đang đợi sự Kích hoạt. Hãy kiểm tra lại Email của bạn, có thể Mail kích hoạt nằm trong Spam/Bulk!

Bạn chưa Đăng nhập vào hoặc bạn không có quyền cho phép truy cập vào trang này. Có thể có một trong những lý do sau:
1. Bạn chưa Đăng nhập vào. Bạn hãy điền tên Đăng nhập và Mật khẩu rồi tiếp tục thử đăng nhập lại lần nữa.
2. Có thể bạn chưa đủ quyền truy cập vào trang này. Có thể nào bạn đang thử thay đổi nội dung bài gửi của thành viên khác hoặc truy tới những mục không phù hợp chăng?
3. Nếu bạn gặp khó khăn trong việc gửi bài viết, Người quản trị có thể đã Vô hiệu Tài khoản của bạn, hoặc Tài khoản có thể đang đợi sự Kích hoạt. Hãy kiểm tra lại Email của bạn, có thể Mail kích hoạt nằm trong Spam/Bulk!

Bạn có muốn phản ứng với tin nhắn này? Vui lòng đăng ký diễn đàn trong một vài cú nhấp chuột hoặc đăng nhập để tiếp tục.



 
1Trang ChínhGalleryLatest imagesTìm kiếmĐăng kýĐăng Nhập
Similar topics
Bài viết mớiThống kê
ẢNH TẬP THỂ LỚP 11B5
Giải bài tập vật lí 11
Hệ thống lý thuyết và hướng dẫn giải BT bài Lực từ Cảm ứng từ
Hệ thống lý thuyết và hướng dẫn giải BT bài Từ trường
Hệ thống lý thuyết và hướng dẫn giải BT bài Dòng điện trong chất bán dẫn
Hệ thống lý thuyết và hướng dẫn giải BT bài Dòng điện trong chất khí
Hệ thống lý thuyết và hướng dẫn giải BT bài Dòng điện trong chất điện phân
Hệ thống lý thuyết và hướng dẫn giải BT bài dòng điện trong kim loại
Phương pháp giải một số bài toán về toàn mạch
Hệ thống lý thuyết và pp giải BT Ghép các nguồn điện thành bộ
Phương pháp giải bài tập bài Định luật Ôm đối với toàn mạch
Hệ thống lý thuyết bài Định luật Ôm đối với toàn mạch
Hệ thống lý thuyết và pp giải bài tập bài Điện năng Công suất điện
Hệ thống lý thuyết và pp giải bài tập bài Dòng điện không đổi Nguồn điện
Hệ thống lý thuyết và pp giải bài tập bài Tụ điện
Hệ thống lý thuyết và pp giải bài tập bài Điện thế hiệu điện thế
Hệ thống lý thuyết và pp giải bài tập bài Công của lực điện
Phương pháp giải bài tập bài Điện trường Cường độ điện trường
Hệ thống lý thuyết bài Điện trường Cường độ điện trường
Phương pháp giải bài tập bài Chuyển động thẳng biến đổi đều
Hệ thống lý thuyết bài Chuyển động thẳng biến đổi đều
Hệ thống lý thuyết và pp giải bài tập bài Thuyết electron Định luật bảo toàn điện tích
Hệ thống lý thuyết và pp giải bài tập bài Điện tích Định luật Cu-lông
Hệ thống lý thuyết và pp giải bài tập bài Chuyển động thẳng đều
Hệ thống lý thuyết và pp giải bài tập bài Chuyển động cơ
CHUYÊN ĐỀ ĐH NĂM 2014 - DAO ĐỘNG CƠ HỌC THẦY ĐẶNG VIỆT HÙNG
LUYỆN THI ĐH NĂM 2014 - BÀI 4 - PHƯƠNG PHÁP TRỤC THỜI GIAN - TRẮC NGHIỆM
10 ĐỀ THI + ĐÁP ÁN VẬT LÝ THẦY CHU VĂN BIÊN NĂM 2014
NHỮNG BÀI TẬP KHÓ MẠCH DAO ĐỘNG LC - CÓ LỜI GIẢI
LUYỆN THI ĐH NĂM 2014 - BÀI 1 - ĐẠI CƯƠNG SÓNG CƠ - PHƯƠNG TRÌNH SÓNG CƠ ( ĐẶNG VIỆT HÙNG)































Share | 
 

 cuộc khủng hoảng ở nhật bản

Xem chủ đề cũ hơn Xem chủ đề mới hơn Go down 
Tác giảThông điệp
leduyviethuy
Thành viên mới
Thành viên mới
leduyviethuy


Tổng số bài gửi : 5
Điểm : 11
Thanks : 0
Ngày tham gia : 20/03/2011
Đến từ : vĩnh phúc
Nghề Ngiệp : học sinh

cuộc khủng hoảng ở nhật bản Empty
Nếu thấy bài viết hay bạn hãy click vào nút để cám ơn người viết
Bài gửiTiêu đề: cuộc khủng hoảng ở nhật bản   cuộc khủng hoảng ở nhật bản Calend10Sun Mar 20, 2011 8:53 pm

Nhật Bản có một số nhà máy điện nguyên tử nằm trong vùng chịu ảnh hưởng của động đất và sóng thần, nhưng tâm điểm trong cuộc khủng hoảng hạt nhân hiện nay là nhà máy Fukushima I. Cơ sở này có tổng cộng 6 lò phản ứng, được đưa vào sử dụng từ thập niên 70 của thế kỷ trước và nằm cách Tokyo 250 km về phía bắc.

Đây là một trong 25 nhà máy điện nguyên tử lớn nhất thế giới. Kể từ sau vụ động đất lịch sử hôm 11/3, tại nhà máy Fukushima I đã có 4 lò phản ứng xảy ra tai nạn, gồm nổ ở các lò số 1, 2,3 và hoả hoạn ở lò số 4. Dưới đây là diễn biến từ đầu cuộc khủng hoảng hạt nhân tại Nhật Bản.

Thứ sáu, ngày 11/3

14h46': Trận động đất mạnh 9,0 độ Richter xảy ra ngoài khơi đảo Honshu, tâm chấn nằm sâu 10 km dưới lòng Thái Bình Dương. Toàn bộ vùng đông bắc Nhật và thủ đô Tokyo chao đảo dữ dội vì trận động đất có cường độ chưa từng được ghi nhận trong lịch sử. Có 11 lò phản ứng hạt nhân hoạt động trong vùng tự động ngừng hoạt động sau đó.

15h45': Công tư điện lực Tokyo thông báo, máy phát điện dự phòng cho các lò phản ứng số 1, 2 và 3 của nhà máy điện hạt nhân Fukushima I bị hư hại và hệ thống cấp điện dự phòng bằng diesel cũng bị sóng thần phá huỷ. Tình huống này khiến hệ thống làm mát cho các lò phản ứng bị trục trặc, đe doạ nguy cơ cháy nổ và rò rỉ phóng xạ.

19h30': Thủ tướng Naoto Kan ban bố "tình trạng khẩn cấp hạt nhân', nhưng giới chức Nhật cho biết đây chỉ là thủ tục mang tính tiêu chuẩn và không có rò rỉ phóng xạ trong khu vực. Tuy nhiên ngay sau đó, chính phủ bắt đầu cho sơ tán người dân sống trong bán kính 3 km cách nhà máy nguyên tử Fukushima I.

Thứ bảy, ngày 12/3

05h30': Sau khi các lò phản ứng tự động ngừng hoạt động, căng thẳng tại nhà máy Fukushima I không ngừng gia tăng do hệ thống làm mát cho các lò bị hỏng. Các kỹ sư đi đến quyết định cho hơi nước có chứa một lượng phóng xạ nhỏ thoát ra ngoài để giảm khí nén trong lò phản ứng số 1, tránh nguy cơ nó bị nổ tung.

11h00': Áp suất không ngừng gia tăng tại lò phản ứng số 2 của nhà máy Fukushima I và hơi nước chứa phóng xạ bắt đầu được khai thông, rò rỉ thêm lượng phóng xạ ra ngoài không khí.

15h30': Một vụ nổ lớn xảy ra tại lò phản ứng số 1 nhà máy Fukushima I, khiến một toà nhà tại đây bị sập xuống làm 4 công nhân bị thương. Cả thế giới chấn động và dấy lên mối lo ngại về nguy cơ xảy ra thảm hoạ hạt nhân kiểu Chernobyl. (Clip vụ nổ thứ nhất)

20h:00': Nhật xác nhận toà nhà xây bằng bê tông bao quanh kết cấu thép chứa lò phản ứng số 1 của nhà máy đã bị sập, nhưng lõi thép bảo vệ lò vẫn còn nguyên. Để tránh nguy cơ tan chảy hạt nhân, Nhật quyết định bơm nước biển để làm nguội, đồng nghĩa với việc lò phản ứng 40 năm tuổi này sẽ không thể tái sử dụng do bị muối ăn mòn. Họ cũng bơm nước biển cho lò phản ứng số 3 để giảm áp suất.

Chủ nhật, ngày 13/3

03h20': Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) tuyên bố nguy cơ rò rỉ phóng xạ đối với người dân tại Nhật ở mức khá thấp. Trong khi đó, giới chức Nhật xếp tai nạn tại Fukushima I vào cấp 4 trên thang độ có 7 cấp, trong đó mô tả có rỏ rì phóng xạ ở mức độ nhỏ và có ít nhất một người thiệt mạng (Thảm hoạ Chernobyl xếp ở cấp độ 7).

6h00': Đến lượt hệ thống làm mát của lò phản ứng số 2 trong nhà máy Fukushima I gặp trục trặc. Công ty điện lực Tokyo cho biết họ sẽ phải tiếp tục cho thêm hơi nước bên trong lò thoát ra ngoài và như thế sẽ có thêm chất phóng xạ vào không khí. Các chuyên gia cũng bắt đầu cân nhắc bơm nước biển vào lò phản ứng này vừa để hạ nhiệt và cũng "tiêu diệt" luôn công trình tốn kém này.

8h30': Có tin báo đến lượt lò phản ứng số 3 của nhà máy Fukushima I đối mặt với nguy cơ tan chảy một phần hạt nhân và nồng độ phóng xạ bắt đầu tăng lên vượt quá mức cho phép an toàn. Sau đó giới chức Nhật cho rằng có thể sẽ còn xảy ra nổ, dù lõi hạt nhân của lò phản ứng vẫn an toàn và số phóng xạ rò rỉ không đe đoạ sức khoẻ cộng đồng.

19h00': Cơ quan năng lượng nguyên tử quốc tế (IAEA) ban bố tình trạng khẩn cấp tại nhà máy điện hạt nhân khác của Nhật là Onagawa, nằm cách Fukushima I hơn 160 km về phía bắc. Nhưng sau đó cơ quan an toàn hạt nhân Nhật Bản trấn an rằng hệ thống làm mát tại nhà máy Onagawa vẫn ổn, xoá bỏ lo ngại nhà máy này theo bước Fukushima I trở thành điểm nóng hạt nhân.

Thứ hai, ngày 14/3

07h29': Công ty điện lực Tokyo báo cáo chính phủ về tình trạng mức độ phóng xạ gia tăng tại nhà máy Fukushima I.

11h11': Lần thứ hai nhà máy Fukushima I chứng kiến vụ nổ và lần này xảy ra tại lò phản ứng số 3 với cột khói trắng bốc cao. Truyền hình Nhật cho biết đây là vụ nổ do tích tụ khí hydro, trong khi cơ quan an toàn hạt nhân nước này không thể xác nhận vụ nổ này có dẫn tới rò rỉ phóng xạ không thể kiểm soát hay không. Công ty điện lực Tokyo khẳng định vụ nổ không làm hỏng lõi thép chứa lò phản ứng số 3. (Clip vụ nổ thứ hai)

12h43': Chánh văn phòng nội các Nhật Yukio Edano khẳng định không có khả năng xảy ra rò rỉ phóng xạ quy mô lớn từ lò phản ứng số 3 sau vụ nổ.

17h23': Nhật Bản cho biết đã làm nguội an toàn hai trong số các lò phản ứng tại nhà máy Fukushima I, trong khi vẫn vật lộn để làm mát các lò phản ứng còn lại đang quá nóng do hệ thống tự động bị hỏng.

Thứ ba, ngày 15/3

6h10': Nhà máy Fukushima I tiếp tục chứng kiến vụ nổ thứ ba và lần này là lò phản ứng số 2, khiến 15 người bị thương cùng 190 người có khả năng bị phơi nhiễm phóng xạ ở mức vượt quá an toàn cho phép. Các công nhân làm việc ở lò lập tức được sơ tán, trừ những người có nhiệm vụ bơm nước biển để làm nguội.

Cơ quan an toàn hạt nhân Nhật Bản cho biết sự kết hợp giữa khí hydro và oxy là nguyên nhân gây ra nổ và khẳng định vỏ bọc lò phản ứng không bị phá huỷ.

7h00': Hoả hoạn xảy ra tại lò phản ứng số 4 nhà máy Fukushima I, sau 3 vụ nổ trước đó tại đây. Mức độ phóng xạ quanh nhà máy tăng vọt và được xác định có thể đe doạ đến sức khoẻ người dân. Thủ tướng Nhật Naoto Kan xác nhận sự kiện này và kêu gọi người dân sống trong bán kính 20 đến 30 km cách nhà máy nên ở trong nhà đề phòng phơi nhiễm phóng xạ.

11h08': Thủ tướng Naoto Kan cho biết nguy cơ về rò rỉ hạt nhân đang tăng cao và cảnh báo người dân sống trong bán kính cách nhà máy 30 km ở yên trong nhà, đề phòng phơi nhiễm phóng xạ.

14h00': Chính quyền Tokyo khẳng định nồng độ phóng xạ tại thành phố "không phải là vấn đề nghiêm trọng". Thủ tướng Naoto Kan gửi tin nhắn tới những người sử dụng điện thoại di động trên cả nước đề nghị tiết kiệm năng lượng. Khu vực cấm bay có bán kính 30 km xuanh quanh nhà máy Fukushima I được thiết lập.

18h01': Công ty điện lực Tokyo rút 750 công nhân khỏi nhà máy Fukushima và chỉ để lại 50 người tham gia công tác ứng phó. Trong khi đó mức độ phóng xạ ở quận Chiba, gần Tokyo đã tăng hơn 10 lần bình thường.

20h54': Đến lượt Tokyo ghi nhận mức độ phóng xạ cao gấp 10 lần bình thường, nhưng giới chức thành phố trấn an rằng điều này vẫn chưa đến mức đe doạ sức khoẻ con người.

20h54': Mức độ phóng xạ tại lò phản ứng số 4 nhà máy Fukushima I, nơi xảy ra liên tiếp các vụ cháy tăng cao đến mức không thể tiến hành các công việc bình thường tại phòng điều khiển. Các công nhân tại đây không thể ở lại quá lâu và liên tục phải ra vào phòng điều khiển trung tâm, hoặc điều khiển từ nơi khác.


Vị trí nhà máy hạt nhân Fukushima I và II. Ảnh: BBC
Thứ tư, ngày 16/3

11h38': Nồng độ phóng xạ xung quanh nhà máy Fukushima I tiếp tục tăng cao. Nhật Bản tính đến phương án nhờ trực tiếp quân đội Mỹ hỗ trợ để chấm dứt cuộc khủng hoảng tại cơ sở hạt nhân này, theo thông báo của người phát ngôn chính phủ Nhật.

17h26': Đơn vị chủ quản nhà máy Fukushima I là Công ty điện lực Tokyo cho biết họ không thể tiếp tục chiến dịch làm mát khẩn cấp các lò phản ứng tại đây do nguy cơ rò rỉ phóng xạ quá cao. Trong khi đó, Tổ chức Y tế Thế giới tại Trung Quốc thông báo không có bằng chứng nào cho thấy có sự lây lan đáng kể của phóng xạ từ nhà máy ở Nhật ra nước khác.

18h00': Chính phủ Nhật khẳng định mức độ phóng xạ quanh nhà máy Fukushima I không đe doạ ngay lập tức đến sức khoẻ con người. Trong khi đó kế hoạch dùng trực thăng đổ nước vào lò phản ứng chưa thể thực hiện được do mức phóng xạ cao. Cùng lúc này, hai lò phản ứng còn lại là số 5 và số 6 vốn chưa xảy ra sự cố gì bắt đầu được bơm nước để đề phòng.

21h48': Nhật Bản muốn huy động quân đội giúp đỡ trong việc bơm nước vào lò phản ứng số 3 mới xảy ra nổ và lò số 4 mới xảy ra cháy. Nồng độ phóng xạ quanh nhà máy lúc đó tăng giảm thất thường.

Thứ năm, ngày 17/3

Sáng: Trực thăng quân đội Nhật bắt đầu tiến hành thả "bom nước" xuống các lò phản ứng của nhà máy Fukushima I để làm mát. Có 3 chiếc trực thăng hiệu CH-Chinook tham gia hoạt động đổ nước xuống lò phản ứng số 3 và số 4, mỗi chiếc đổ một lượng nước khoảng 7 tấn. Nhật có kế hoạch tiếp tục điều thêm trực thăng nhằm giúp hạ nhiệt bên trong các lò.

Trong khi đó, nhà máy Fukushima II cách Fukushima I khoảng 10 km hiện chưa phát hiện sự cố gì, nhưng người dân sống xung quanh vẫn phải đi sơ tán. Trên toàn nước Nhật có 55 lò phản ứng hạt nhân thuộc 17 nhà máy điện, phân bố ở nhiều tỉnh khác nhau.
Về Đầu Trang Go down
 

cuộc khủng hoảng ở nhật bản

Xem chủ đề cũ hơn Xem chủ đề mới hơn Về Đầu Trang 

 Similar topics

-
» Bí mật cuộc sống
» Hình ảnh cuộc thi Erobic
» Đề thi thử tốt nghiệp môn toán trường THPT Hoàng Diệu tỉnh Quảng Nam 2011
Trang 1 trong tổng số 1 trang

Permissions in this forum:Bạn không có quyền trả lời bài viết
 :: HỌC TẬP :: Vật lý :: Lớp 12 - Vật lý :: Hạt nhân nguyên tử-
Create a forum on Forumotion | ©phpBB | Free forum support | Báo cáo lạm dụng | Thảo luận mới nhất