Bạn chưa Đăng nhập vào hoặc bạn không có quyền cho phép truy cập vào trang này. Có thể có một trong những lý do sau:
1. Bạn chưa Đăng nhập vào. Bạn hãy điền tên Đăng nhập và Mật khẩu rồi tiếp tục thử đăng nhập lại lần nữa.
2. Có thể bạn chưa đủ quyền truy cập vào trang này. Có thể nào bạn đang thử thay đổi nội dung bài gửi của thành viên khác hoặc truy tới những mục không phù hợp chăng?
3. Nếu bạn gặp khó khăn trong việc gửi bài viết, Người quản trị có thể đã Vô hiệu Tài khoản của bạn, hoặc Tài khoản có thể đang đợi sự Kích hoạt. Hãy kiểm tra lại Email của bạn, có thể Mail kích hoạt nằm trong Spam/Bulk!

Bạn chưa Đăng nhập vào hoặc bạn không có quyền cho phép truy cập vào trang này. Có thể có một trong những lý do sau:
1. Bạn chưa Đăng nhập vào. Bạn hãy điền tên Đăng nhập và Mật khẩu rồi tiếp tục thử đăng nhập lại lần nữa.
2. Có thể bạn chưa đủ quyền truy cập vào trang này. Có thể nào bạn đang thử thay đổi nội dung bài gửi của thành viên khác hoặc truy tới những mục không phù hợp chăng?
3. Nếu bạn gặp khó khăn trong việc gửi bài viết, Người quản trị có thể đã Vô hiệu Tài khoản của bạn, hoặc Tài khoản có thể đang đợi sự Kích hoạt. Hãy kiểm tra lại Email của bạn, có thể Mail kích hoạt nằm trong Spam/Bulk!

Bạn có muốn phản ứng với tin nhắn này? Vui lòng đăng ký diễn đàn trong một vài cú nhấp chuột hoặc đăng nhập để tiếp tục.



 
1Trang ChínhGalleryLatest imagesTìm kiếmĐăng kýĐăng Nhập
Similar topics
Bài viết mớiThống kê
ẢNH TẬP THỂ LỚP 11B5
Giải bài tập vật lí 11
Hệ thống lý thuyết và hướng dẫn giải BT bài Lực từ Cảm ứng từ
Hệ thống lý thuyết và hướng dẫn giải BT bài Từ trường
Hệ thống lý thuyết và hướng dẫn giải BT bài Dòng điện trong chất bán dẫn
Hệ thống lý thuyết và hướng dẫn giải BT bài Dòng điện trong chất khí
Hệ thống lý thuyết và hướng dẫn giải BT bài Dòng điện trong chất điện phân
Hệ thống lý thuyết và hướng dẫn giải BT bài dòng điện trong kim loại
Phương pháp giải một số bài toán về toàn mạch
Hệ thống lý thuyết và pp giải BT Ghép các nguồn điện thành bộ
Phương pháp giải bài tập bài Định luật Ôm đối với toàn mạch
Hệ thống lý thuyết bài Định luật Ôm đối với toàn mạch
Hệ thống lý thuyết và pp giải bài tập bài Điện năng Công suất điện
Hệ thống lý thuyết và pp giải bài tập bài Dòng điện không đổi Nguồn điện
Hệ thống lý thuyết và pp giải bài tập bài Tụ điện
Hệ thống lý thuyết và pp giải bài tập bài Điện thế hiệu điện thế
Hệ thống lý thuyết và pp giải bài tập bài Công của lực điện
Phương pháp giải bài tập bài Điện trường Cường độ điện trường
Hệ thống lý thuyết bài Điện trường Cường độ điện trường
Phương pháp giải bài tập bài Chuyển động thẳng biến đổi đều
Hệ thống lý thuyết bài Chuyển động thẳng biến đổi đều
Hệ thống lý thuyết và pp giải bài tập bài Thuyết electron Định luật bảo toàn điện tích
Hệ thống lý thuyết và pp giải bài tập bài Điện tích Định luật Cu-lông
Hệ thống lý thuyết và pp giải bài tập bài Chuyển động thẳng đều
Hệ thống lý thuyết và pp giải bài tập bài Chuyển động cơ
CHUYÊN ĐỀ ĐH NĂM 2014 - DAO ĐỘNG CƠ HỌC THẦY ĐẶNG VIỆT HÙNG
LUYỆN THI ĐH NĂM 2014 - BÀI 4 - PHƯƠNG PHÁP TRỤC THỜI GIAN - TRẮC NGHIỆM
10 ĐỀ THI + ĐÁP ÁN VẬT LÝ THẦY CHU VĂN BIÊN NĂM 2014
NHỮNG BÀI TẬP KHÓ MẠCH DAO ĐỘNG LC - CÓ LỜI GIẢI
LUYỆN THI ĐH NĂM 2014 - BÀI 1 - ĐẠI CƯƠNG SÓNG CƠ - PHƯƠNG TRÌNH SÓNG CƠ ( ĐẶNG VIỆT HÙNG)































Share | 
 

 bai tập ôn thi học kỳ II môn lý 10

Xem chủ đề cũ hơn Xem chủ đề mới hơn Go down 
Tác giảThông điệp
hoahongtangem899
Thành viên mới
Thành viên mới
hoahongtangem899


Tổng số bài gửi : 1
Điểm : 3
Thanks : 0
Ngày tham gia : 05/04/2011

bai tập ôn thi học kỳ II môn lý 10 Empty
Nếu thấy bài viết hay bạn hãy click vào nút để cám ơn người viết
Bài gửiTiêu đề: bai tập ôn thi học kỳ II môn lý 10   bai tập ôn thi học kỳ II môn lý 10 Calend10Tue Apr 05, 2011 9:08 am

Một số bài tập ôn thi HKII


CHƯƠNG IV- CÁC ĐỊNH LUẬT BẢO TOÀN
Câu 1:Công thức tính công của một lực là:
A. Fs B. mgh C. Fscos D. ½.mv2.
Câu 3: Khối lượng vật giảm một nửa,vận tốc tăng gấp đôi.Thì động lượng và động năng của vật sẽ là:
A.Không đổi,tăng gấp 2 B.Tăng gấp 2,tăng gấp 4
C.Không đổi,không đổi D.Tăng gấp 2,tăng gấp 8
Câu 5:Động năng của vật là:
A. Đại lượng véctơ B. Đại lượng bảo toàn
C. Đại lượng vô hướng D.Đại lượng vô hướng,không âm
Câu 7: Một vật có khối lượng ,rơi tự do không vận tốc đầu từ độ cao xuống đất,lấy .Thế năng của vật tại độ cao là bao nhiêu?Câu 9: Một hệ gồm hai vật: vật thứ nhất có khối lượng m1=3kg, chuyển động với vận tốc v1=4m/s, vật thứ hai có khối lượng m2=2kg chuyển động với vận tốc v2=8m/s theo hướng vuông góc với hướng chuyển động của vật thứ nhất. Động lượng của hệ có độ là
A. 400kgm/s. B. 28kgm/s. C. 20kgm/s. D. 4kgm/s.
Câu 10: một vật nhỏ được thả rơi tự do từ trên cao xuống đất thì
A. động năng giảm thế năng giảm nhưng cơ năng thì không thay đổi.
B. động năng giảm thế năng tăng nhưng cơ năng thì không thay đổi.
C. động năng tăng thế năng giảm nhưng cơ năng thì không thay đổi.
D. động năng tăng thế năng tăng nhưng cơ năng thì không thay đổi.
Câu 11:Một Ôtô có khối lượng m=1250kg đang chuyển động với vận tốc 72km/h thì hãm phanh và dừng lại sau khi trượt trên đường 10m. Lực ma sát giữa đường và xe (lực hãm) có độ lớn là
A. 25000N. B. 324000N. C. 648000N. D. 50000N.
Câu12: Nhận định nào say đây về động năng là không đúng?
A. Động năng là đại lượng vô hướng và luôn dương.
B. Động năng có tính tương đối, phụ thuộc hệ quy chiếu.
C. Động năng tỷ lệ thuận với khối lượng và vận tốc của vật.
D. Động năng là năng lượng của vật đang chuyển động.
Câu 13:Xét một hệ gồm hai chất điểm có khối lượng m1 và m2 đang chuyển động vận tốc và . Động lượng của hệ có biểu thức như thế nào ?
A. p=m1v1- m2v2 B. =m1 - m2
C. p=m1v1+ m2v2 D. =m1 + m2
Câu 15:Độ biến thiên động lượng của một chất điểm trong khoảng thời gian bằng
A. tổng hợp các nội lực và ngoại lực tác dụng vào chất điểm.
B. độ biến thiên vận tốc của chất điểm.
C. xung lượng của lực tác dụng lên chất điểm trong khoảng thời gian .
D. tổng hợp các ngoại lực tác dụng vào chất điểm.
Câu 16:Đơn vị nào sau đây không phải là đơn vị của công suất ?
A.HP. B. kw.h. C. Nm/s D. J/s
Câu 17:Một vật có khối lượng m=1kg rơi tự do từ độ cao h xuống đất mất một khoảng thời gian t=0,5s. Lấy g=10m/s2. Bỏ qua sức cản không khí. Độ biến thiên động lượng của vật trong khoảng thời gian đó là
A. 10kgm/s. B. 1kgm/s. C. 5kgm/s. D. 0,5kgm/s.
Câu 18:Một lò xo có độ cứng k, bị biến dạng đoạn l. Thế năng đàn hồi của lò xo là
A. k(l)2. B. kl. C. 0,5k(l)2 D. 0,5(l)k2.
Câu 19:Đơn vị của động lượng là
A. N.m/s. B. N.s C.N.m. D. N/s.
Câu 20:Độ biến thiên cơ năng của một vật bằng
A. công của trọng lực tác dụng lên vật.
B. công của lực đàn hồi tác dụng lên vật.
C. công của các lực tác dụng lên vật.
D. công của các lực ma sát, lực cản (không phải là trọng lực và lực đàn hồi).
Câu 21:Gọi v là vận tốc tức thời của vật, F là độ lớn của lực theo phương dịch chuyển, công suất tức thời của lực F là
A. . B. C. Fv. D. Fvt.
Câu 22:Độ biến thiên động năng của một vật
A. bằng tổng công thực hiện bởi các lực tác dụng lên vật.
B. tỉ lệ thuận với công thực hiện.
C. thay đổi theo công thực hiện bởi các lực tác dụng lên vệt trong quá trình ấy.
D. luôn lớn hơn hoặc bằng tổng công thực hiện bởi các lực tác dụng lên vật trong quá trình ấy.
Câu 23:Động năng của một vật tăng khi
A. gia tốc của vật dương. B. các lực tác dụng lên vật sinh công dương.
C. vận tốc của vật âm. D. gia tốc của vật tăng.
Câu 24:Từ điểm có độ cao 0,8(m) so với mặt đất, ném lên một vật có khối lượng bằng 0,5kg với vận tốc đầu bằng 2m/s. Lấy g=10m/s2. Cơ năng của vật với gốc thế năng chọn ở mặt đất bằng
A. 4J. B. 5J. C. 1J. D. 8J.
Câu 25:Một vật nhỏ thứ nhất có khối lượng m chuyển động với vận tốc có độ lớn v đến va chạm đàn hồi với vật thứ hai có khối lượng 4m đang đứng yên. Sau va chạm vật m giật lùi với vận tốc có độ lớn 0,5v, vật thứ hai chuyển động với vận tốc có độ lớn
A. 0,5v. B. 0,25v. C. 0,375v. D. 0,125v.
Câu 26:Một vật nhỏ khối lượng m được thả rơi tự do từ độ cao h so với mặt đất, tại nơi có gia tốc trọng trường g. Động năng của vật lúc chạm đất bằng
A. mgh. B. C. 0,5mgh. D. 0,5 .
Câu 27:Một viên đạn có khối lượng M=5kg đang bay theo phương ngang với vận tốc v=200 m/s thì nổ thành 2 mảnh. Mảnh thứ nhất có khối lượng m1=2kg bay thẳng đứng xuống với vận tốc v1=500m/s, còn mảnh thứ hai bay theo hướng hợp với phương ngang góc
A. 30o. B. 45o. C. 60o. D. 37o.
Câu 28 :Công suất được xác định bằng
A. công thực hiện trên một đơn vị độ dài.
B. công sinh ra trong một đơn vị thời gian.
C. tích của công và thời gian thực hiện công.
D. giá trị của công mà vật có khả năng thực hiện.
Câu 29:Biểu thức tính cơ năng của vật chịu tác dụng của lực đàn hồi là
A. B.
C. D.
Câu 30:Một vật m trượt không vận tốc ban đầu từ đỉnh xuống chân một mặt phẳng nghiêng có chiều dài 5m, và nghiêng một góc 300 so với mặt phẳng ngang. Lực ma sát giữa vật và mặt phẳng nghiêng có độ lớn bằng một phần tư trọng lượng của vật. Lấy g=10m/s2. Vận tốc của vật ở chân mặt phẳng nghiêng có độ lớn là
A. 4.5m/s B. 5m/s C. 3,25m/s. D. 4m/s.
Câu 31: Khi một vật chuyển động có vận tốc tức thời biến thiên từ đến thì công của các ngoại lực tác dụng lên vật được tính bằng công thức nào?
A. B.
C. D.
Câu 32:Một vật có khối lượng m được ném thẳng đứng lên cao từ mặt đất với vận tốc 7m/s. Bỏ qua sức cản của không khí. Lấy g=10m/s2. Vật đạt được độ cao cực đại so với mặt đất là
A. 2,54m. B. 4,5m. C. 4,25m D. 2,45m.
Câu 33:Một m vật được ném thẳng đứng lên cao với vận tốc v từ mặt đất. Gia tốc rơi từ do là g, bỏ qua sức cản không khí. Khi vật có động năng bằng thế năng thì nó ở độ cao so với mặt đất là
A. B. . C. . D.

CHƯƠNG V: CHẤT KHÍ

Câu 34:Một lượng khí có thể tích 100(lít) ở nhiệt độ 17 0C và áp suất (1at). Người ta nén đẳng nhiệt tới áp suất 5(at). Thể tích khí nén lúc đó là
A. 20 lít. B. 200 lít. C. 2 lít. D. 22 lít
Câu 35:Trong hệ tọa độ (P, T) đường đẳng tích có dạng là
A. đường hypebol. B. đường thẳng kéo dài đi qua gốc tọa độ.
C. đường thẳng. D. đường thẳng cắt trục áp suất tại điểm P0.
Câu 36:Với P là áp suất, V là thể tích, T là nhiệt độ của khối khí lý tưởng. Phương trình trình trạng thái của khí lý tưởng là
A. B. C. D.
Câu 37:Một lượng khí ở áp suất p1=750mmHg, nhiệt độ t1=270C có thể tích V1=76cm3. Thể tích của khối khí đó ở nhiệt độ t2=- 30C và áp suất p2=760mmHg là
A. 67,5cm3. B.83,3 cm3. C. 0,014 cm3. D.833 cm3.
Câu 38:Nén đẳng nhiệt một khối khí từ thể tích 9 lít đến thể tích 6 lít thì áp suất tăng thêm 50Pa. Áp suất ban đầu của khối khí là
A. 2,5Pa. B. 25Pa. C.10Pa. D. 100Pa.
Câu 39: Một lượng khí có thể tích ở nhiệt độ không đổi và áp suất là . Người ta nén khí đẳng nhiệt tới áp suất .Thể tích của khí lúc đó là:
A. B. C. D.
Câu 40: Một xilanh chứa khí ở áp suất .Píttông nén khí trong xilanh xuống còn ,coi nhiệt độ như không đổi.Áp suất của khí trong xilanh là:
A. B. C. D.
Câu 41:Một khối khí lí tưởng trong bình. Nếu thể tích của bình tăng gấp bốn lần còn nhiệt độ giảm đi một nửa thì áp suất của khí sẽ
A. giảm đi tám lần. B. giảm đi hai lần.
C. tăng lên tám lần. D. tăng lên hai lần.
Câu 42 :Áp suất của chất khí tác dụng lên thành bình phụ thuộc vào
A. thể tích của bình, khối lượng khí và nhiệt độ.
B. thể tích của bình, số mol khí và nhiệt độ.
C. loại chất khí, khối lượng khí, nhiệt độ, thể tích của bình.
D. thể tích của bình, loại chất khí và nhiệt độ.
Câu 43: Dưới áp suất một lượng khí có thể tích là .Thể tích của khí đó dưới áp suất là bao nhiêu?coi nhiệt độ của lượng khí không đổi.
A. B. C. D.
Câu 44: Áp suất của lượng khí hiđrô ở 00c là .Áp suất của khí ở 0c là bao nhiêu,biết thể tích của khí được giữ không đổi.
A. B. C. D.
Câu 45: Một khối khí chiếm thể tích ,ở nhiệt độ 0c.Thể tích của nó là bao nhiêu, nếu nhiệt độ là 0c, biết áp suất không đổi.
A. B. C. D.
Câu 46:Tập hợp ba thông số sau đây xác định trạng thái của một lượng khí xác định
A. áp suất, thể tích, khối lượng. B. Áp suất, nhiệt độ, thể tích.
C. Thể tích, khối lượng, áp suất. D. áp suất, nhiệt độ, khối lượng.
Câu 47:Nhận định nào sau đây về chuyển động của phân tử khí lí tưởng là không đúng?
A. Chuyển động của phân tử là do lực tương tác phân tử gây ra.
B. Các phân tử chuyển động không ngừng.
C. Các phân tử chuyển động càng nhanh thì nhiệt độ của vật càng cao.
D. Các phẩn tử chuyển động hỗn loạn.
Câu 48:Phát biểu nào sau đây về định luật Bôilơ–Mariôt là đúng?
A. Trong quá trình đẳng áp, tích của áp suất p và thể tích V của một lượng khí nhất định là một hằng số.
B. Trong quá trình đẳng tích, tích của áp suất P và thể tích V của một lượng khí nhất định là một hằng số.
C. Trong quá trình đẳng nhiệt, tích của áp suất P và thể tích V của một lượng khí nhất định là một hằng số.
D. Ở mọi quá trình, ở nhiệt độ không đổi, tích của áp suất P và thể tích V của một lượng khí nhất định là một hằng số.
Câu 49 :Nhận định nào sau đây về mối liên hệ giữa áp suất và nhiệt độ trong quá trình đẳng tích là đúng?
A. Trong quá trình đẳng tích, áp suất của khối khí nhất định tỉ lệ thuận với nhiệt độ.
B. Trong quá trình đẳng tích, áp suất của khối khí nhất định tỉ lệ nghịch với nhiệt độ tuyệt đối.
C. Trong quá trình đẳng tích, áp suất của khối khí tỉ lệ thuận với nhiệt độ tuyệt đối.
D. Trong quá trình đẳng tích, áp suất của khối khí xác định tỉ lệ với bình phương nhiệt độ tuyệt đối.



Câu 50: Trong hệ toạ độ (V,T) đường đẳng áp là
A. đường thẳng song song với trục hoành.
B. đường thẳng song song với truc tung.
C. đường hypebol.
D. đường thẳng kéo dài qua gốc toạ độ.
Câu 51 Chọn câu sai
Khi nói về chất khí:
A.Khoảng cách giữa các phân tử rất gần
B.Lực tương tác giữa các phân tử rất yếu
C.Chất khí chiếm toàn bộ thể tích của bình chứa
D.Chất khí có thể nén được rất dễ dàng
Câu 52:Trong quá trình đẳng nhiệt thể tích V của một khối lượng khí xác định giảm 2 lần thì áp suất P của khí:
A. Tăng lên 2 lần B. Giảm 2 lần. C. Tăng 4 lần. D. Không đổi.
Câu 53: Trong quá trình nào sau đây, cả ba thông số trạng thái của một lượng khí xác định đều thay đổi?
A. không khí bị nung nóng trong một bình đậy kín.
B. Không khí trong một quả bóng bàn bị bóp bẹp.
C. Không khí trong một xilanh được nung nóng, dãn nở và đẩy pitông dịch chuyển.
D. Cả ba hiện tượng trên.
Câu 54: Tính chất nào sau đây không phải là của phân tử ?
A. chuyển động không ngừng.
B. Giữa các phân tử có khoảng cách.
C. Có lúc đứng yên, có lúc chuyển động.
D. Chuyển động càng nhanh thì nhiệt độ của vật càng cao.
Câu 55 :Tính chất nào sau đây không phải là của phân tử của vật chất ở thể khí?
A. chuyển động hỗn loạn.
B. Chuyểnđộng không ngừng.
C. Chuyển động hỗn loạn và không ngừng.
D. Chuyển động hỗn loạn xung quanh các vị trí cân bằng cố định.
Câu 56: Trong các đại lượng sau đây đại lượng nào không phải là thông số trạng thái của một lượng khí?
A. Thể tích. C. khối lượng.
B. Nhiệt độ tuyệt đối. D. áp suất
Câu 57:Trong hệ toạ độ (P-T), đường biểu diễn nào sau đây là đường đẳng tích?
A. Đường Hypebol.
B. Đường thẳng kéo dài đi qua gốc toạ độ.
C. Đường thẳng không đi qua gốc toạ độ.
D. Đường thẳng cắt trục p tại điểm p = p0.
Câu 58: Trong hệ toạ độ (V,T), đường biểu diễn nào sau đây là đường đẳng áp?
A. Đường thẳng song song với trục hoành.
B. Đường thẳng song song với trục tung.
C. Đường Hypebol.
D. Đường thẳng kéo dài đi qua gốc toạ độ
Câu 59: Mối liên hệ giữa áp suất, thể tích, nhiệt độ của một lượng khí trong quá trình nào sau đây không được xác định bằng phương trình trạng thái của khí lí tưởng ?
A. Nung nóng một lượng khí trong một bình đậy kín.
B. Nung nóng một lượng khí trong một bình không đậy kín.
C. Nung nóng một lượng khí trong một xi lanh kín có pitông làm khí nóng lên, nở ra, đẩy pitông di chuyển.
D. Dùng tay bóp lõm quả bóng bàn.


Câu 60: Câu nào sau đây nói về chuyển động của phân tử là không đúng ?
A. Chuyển động của phân tử là do lực tương tác phân tử gây ra.
B. Các phân tử chuyển động không ngừng.
C. Các phân tử chuyển động càng nhanh thì nhiệt độ của vật càng cao.
D. Các phân tử khí chuyển động theo đường thẳng giữa hai lần va chạm.
Câu 61:Câu nào sau đây nói về lực tương tác phân tử là không đúng?
A. Lực phân tử chỉ đáng kể khi các phân tử ở rất gần nhau.
B. Lực hút phân tử có thể lớn hơn lực đẩy phân tử.
C. Lực hút phân tử không thể lớn hơn lực đẩy phân tử.
D. Lực hút phân tử có thể bằng lực đẩy phân tử.
Câu 62: Hệ thức nào sau đây phù hợp với định luật Bôi-lơ –Ma-ri-ốt ?
A. . B. C D. P ~ V.
Câu 63: Hệ thức nào sau đây không phù hợp với định luật Sác-lơ ?
A. P ~ t. B. C. . D.
Câu 64 :Một cái bơm chứa 100cm3 không khí ở nhiệt độ 270c và áp suất 105Pa. Tính áp suất của không khí trong bơm khi không khí bị nén xuống còn 20cm3 và nhiệt độ tăng lên tới 390c.
A.5,2.105Pa. B.2,5.105Pa. C.5,2.10-5Pa. D.2,5.10-5Pa.
Câu 65: Trong phòng thí nghiệm người ta điều chế được 40 cm3 khí hiđrô ở áp suất 750 mmHg và nhiệt độ 270c . Tính thể tích của lượng khí trên ở điều kiện chuẩn (áp suất 760 mmHg và nhiệt độ 00c)
A.36 cm3 B.63 cm3 C.72 cm3 D.27 cm3.

CHƯƠNG VI: CƠ SỞ CỦA NHIỆT ĐỘNG LỰC HỌC
Câu 66:Gọi Q là nhiệt lượng mà vật thu vào hay toả ra (J); m là khối lượng vật (kg); c là nhiệt dung riêng của chất làm vật (J/kg.K); t là độ biến thiên nhiệt độ (oC hoặc K). Khi nhiệt độ của vật thay đổi, nhiệt lượng mà vật nhận được (hay mất đi) là
A. mct. B. 2mct. C. mt D. mc2t
Câu 67 : Theo thuyết động học phân tử các phân tử vật chất luôn chuyển động không ngừng.thuyết này áp dụng được cho chất nào kể sau:
A. Chất khí B.Chất lỏng C.Chất rắn D.Chất khí+lỏng+rắn
Câu 68: Các tính chất nào sau đây thuộc về các phân tử chất khí:
A.Dao động quanh vị trí cân bằng B.Luôn tương tác với các phân tử khác
C.Chuyển động càng nhanh khi nhiệt độ càng cao D.Cả A,B,C đều đúng
Câu 69 :Trong quá trình đẳng nhiệt toàn bộ nhiệt lượng mà khí nhận được
A. chuyển hết thành công mà khí sinh ra.
B. chuyển hết thành nội năng của khí.
C. chuyển thành công mà khí sinh ra và làm tăng nội năng của khí.
D. chuyển thành động năng của các phân tử khí.
Câu 70: Câu nào sau đây nói về nội năng là không đúng?
A. nội năng là một dạng năng lượng.
B. Nội năng có thể chuyển hoá thành các dạng năng lượng khác.
C. Nội năng là nhiệt lượng.
D. Nội năng của một vật có thể tăng lên, giảm đi.
Câu 71: Câu nào sau đây nói về nhiệt lượng là không đúng?
A. Nhiệt lượng là số đo nội năng của vật trong quá trình truyền nhiệt.
B. Một vật lúc nào cũng có nội năng do đó lúc nào cũng có nhiệt lượng.
C. Đơn vị của nhiệt lượng cũng là đơn vị của nội năng,
D. Nhiệt lượng không phải là nội năng.
Câu 72:Nội năng là
A. Nhiệt lượng. B. Động năng.
C. Thế năng. D. Động năng chuyển động nhiệt của các phân tử và thế năng tương tác giữa chúng.
Câu 73:Nguyên lí thứ nhất của nhiệt động lực học là sự vận dụng của định luật
A. bảo toàn cơ năng. B. bảo toàn động lượng.
C. bảo toàn và chuyển hoá năng lượng. D. bảo toàn động năng.
Câu 74:Điều nào sau đây là sai khi nói về nội năng?
A. Nội năng của một vật là dạng năng lượng bao gồm động năng của chuyển động hỗn độn của các phân tử cấu tạo nên vật và thế năng tương tác giữa chúng.
B. Đơn vị của nội năng là Jun (J).
C. Có thể đo nội năng bằng nhiệt kế.
D. Nội năng của một vật phụ thuộc vào nhiệt độ và thể tích của vật.
Câu 75:Nội năng của một vật phụ thuộc vào
A. nhiệt độ và thể tích. B. nhiệt độ và áp suất.
C. áp suất và thể tích. D. nhiệt độ, áp suất và thể tích.
Câu 76:Nhiệt lượng mà khí nhận được chỉ dùng để làm tăng nội năng của khí thì quá trình này là quá trình
A. đẳng tích. B. đẳng nhiệt. C. đẳng áp. D. khép kín (chu trình).
Câu 77:Trong các hệ thức sau, hệ thức nào diễn tả quá trình nung nóng khí trong một bình kín khi bỏ qua sự nở vì nhiệt của bình?.
A. U=A. B. U=0. C. U=Q+A. D. U=Q.
Câu 78:Khi cung cấp cho chất khí trong xilanh một nhiệt lượng 120J. Chất khí nở ra đẩy pittông lên và thực hiện một công là 90J. Nội năng của khí
A. tăng 30J. B. giảm 30J C. tăng 210J. D. giảm 210J.
Câu 79: Hệ thức ΔU = A + Q khi A >0 và Q < 0 diễn tả những quá trình nào ?
A. Hệ nhận nhiệt và nhận công. B. Hệ sinh nhiệt và sinh công.
C. Hệ nhận công và sinh nhiệt. D.Hệ nhận nhiệt và sinh công.
Câu 80: Người ta cung cấp cho khí trong một xi lanh nằm ngang nhiệt lượng 1,5J .Khí nở ra đẩy pittông đi một đoạn 5 cm với một lực có độ lớn là 20N. Tính độ biến thiên nội năng của khí :
A. 1J . B. 1,5J . C.0,5J D. 2J.
Câu 81: Trường hợp nào sau đây ứng với quá trình đẳng tích khi nhiệt độ tăng ?
A. U = Q với Q > 0; B. U = Q với Q < 0;
A. U = Q + A với A > 0; A. U = Q + A với A < 0;
Câu 82: Trong hệ thức sau, hệ thức nào diễn tả quá trình nung nóng khí trong một bình kín khi bỏ qua sự nở vì nhiệt của bình?
A.U = A. B.U = Q. C.U = 0. D. U = Q + A.
Câu 83: Nội năng của một vật là:
A. Tổng động năng và thế năng của vật.
B. Tổng động năng và thế năng của các phân tử cấu tạo nên vật.
C. Tổng nhiệt lượng và cơ năng mà vật nhận được trong quá trình truyền nhiệt và thực hiện công.
D. Nhiệt lượng vật nhận được trong quá trình truyền nhiệt.
Câu 84:Nhận định nào sau đây về sự truyền nhiệt là không đúng?
A. Nhiệt vẫn có thể truyền từ vật lạnh hơn sang vật có thể nóng hơn.
B. Nhiệt không thể tự truyền từ vật lạnh hơn sang vật nóng hơn.
C. Nhiệt có thể tự truyền giữa hai vật có cùng nhiệt độ.
D. Nhiệt không thể tự truyền giữa hai vật cùng nhiệt độ.
Câu 85:Khi khoảng cách giữa các phân tử rất nhỏ thì giữa các phân tử
A. chỉ có lực hút.
B. chỉ có lực đẩy.
C. có cả lực hút và lực đẩy nhưng lực đẩy lớn hơn lực hút.
D. có cả lực đẩy và lực hút nhưng lực đẩy nhỏ hơn lực hút.
Câu 86:Câu nào sau đây nói về nhiệt lượng là không đúng?
A. Nhiệt lượng là phần nội năng vật nhận được trong quá trình truyền nhiệt.
B. Nhiệt lượng là phần nội năng vật vật mất bớt đi trong quá trình truyền nhiệt.
C. Nhiệt lượng không phải là nội năng.
D. Một vật lúc nào cũng có nội năng, do đó lúc nào cũng có nhiệt lượng.
Câu 87:Với Q1 là nhiệt lượng nhận từ nguồn nóng, Q2 là nhiệt lượng truyền cho nguồn lạnh, A là công truyền cho bộ phận truyền chuyển động. Hiệu suất H của động cơ nhiệt là
A. B. C. D.
Câu 88:Một động cơ nhiệt thực hiện được một công 5kJ, đồng thời truyền cho nguồn lạnh 15kJ. Hiệu suất của động cơ này là
A. 5%. B.15%. C. 25%. D. 7%.
Câu 89:Trong quá trình truyền nhiệt
A. có sự chuyển hoá năng lượng từ dạng này sang dạng khác.
B. không làm thay đổi nội năng của vật.
C. luôn luôn kèm theo sự thực hiện công.
D. số đo biến thiên nội năng là nhiệt lượng U=Q.
Câu 90: Người ta thực hiện công 100J để nén khí trong một xilanh. Tính độ biến thiên nội năng của khí, biết khí truyền ra môi trường xung quanh nhiệt lượng 20J.
A.80J. B.120J. C.40J. D.60J.
Câu 91: Người ta truyền cho khí trong xilanh nhiệt lượng .Khí nở ra thực hiện công đẩy pittông lên.Độ biến thiên nội năng của khí là:
A. B. C. D.

CHƯƠNG VII: CHẤT RẮN VÀ CHẤT LỎNG.SỰ CHUYỂN THỂ

Câu 92:Câu nào dưới đây không đúng khi nói về sự bay hơi của các chất lỏng?
A. Sự bay hơi là quá trình chuyển từ thể lỏng sang thể khí xảy ra ở bề mặt chất lỏng.
B. Quá trình chuyển ngược lại từ thể khí sang thể lỏng là sự ngưng tụ. Sự ngưng tụ luôn sảy ra kèm theo sự bay hơi.
C. Sự bay hơi là quá trình chuyển từ thể lỏng sang thể khí sảy ra cả ở bên trong và trên bề mặt chất lỏng.
D. Sự bay hơi của chất lỏng sảy ra ở nhiệt độ bất kì.
Câu 93: Nhiệt hoá hơi riêng của nước là 2,3.106J/kg Câu nào dưới đây là đúng?
A. Một lượng nước bất kì cần thu một nhiệt lượng là 2,3.106J để bay hơi hoàn toàn.
B. Mỗi kilôgam nước cần thu một nhiệt lượng là 2,3.106J để bay hơi hoàn toàn.
C. Mỗi kilôgam nước sẽ toả ra một nhiệt lượng 2,3.106J khi bay hơi hoàn toàn ở nhiệt độ sôi.
D. Mỗi kilôgam nước cần thu một nhiệt lượng là 2,3.106Jđể bay hơi hoàn toàn ở nhiệt độ sôi và áp suất chuẩn.
Câu 94:Khi nói về độ ẩm cực đại, câu nào dưới đây là không đúng/
A. Khi làm nóng không khí lượng hơi nước trong không khí tăng và không khí có độ ẩm cực đại.
B. Khi làm lạnh không khí đến một nhiệt độ nào đó, hơi nước trong không khí trở lên bão hoà và không khí có độ ẩm cực đại.
C. Độ ẩm cực đại là độ ẩm của không khí bão hoà hơi nước.
D. Độ ẩm cực đại có độ lớn bằng khối lượng riêng của hơi nước bão hoà trong không khí tính theo đơn vị g/cm3.

Câu 95 : Một thước thép ở 200c có độ dài 1000 mm.Khi nhiệt độ tăng đến 400c thước thép này dài thêm bao nhiêu ? Biết α = 11.10-6 K-1.
A.2,4 mm. B3,2 mm. C.0,22 mm. D. 4,2 mm.
Câu 96 : Chất rắn nào sau đây thuộc chất rắn kết tinh ?
A. Thuỷ tinh. B.Nhưạ đường. C. Kim loại. C. Cao su.
Câu 97: Chất rắn nào sau đây thuộc loại chất rắn vô định hình ?
A. Băng phiến. B. Nhựa đượng. C. kim loại. D. Hợp kim.
Câu 98: Đặc tính nào dưới đây là của chất rắn đơn tinh thể ?
A. Đẳng hướng và nhiệt độ nóng chảy không xác định .
B. Dị hướng và nóng chảy ở nhiệt độ nóng chảy xác định.
C. Dị hướng và nóng chảy ở nhiệt độ nóng chảy không xác định.
D. Đẳng hướng và nhiệt độ nóng chảy xác định .
Câu 99: Đặc tính nào dưới đay là của chất rắn đa tinh thể ?
A.Đẳng hướng và nhiệt độ nóng chảy không xác định .
B.Dị hướng và nóng chảy ở nhiệt độ nóng chảy xác định.
C.Dị hướng và nóng chảy ở nhiệt độ nóng chảy không xác định.
D.Đẳng hướng và nhiệt độ nóng chảy xác định .
Câu 100: Một thước thép ở 0c có độ dài là .Hệ số nở dài của thép là ,khi nhiệt độ tăng đến 0c .Thước thép này dài thêm bao nhiêu?
A. B. C. D.
Câu 101: Một sợi dây thép đường kính có độ dài ban đầu là ,biết suất đàn hồi của thép là .Hệ số đàn hồi của sợi dây thép là bao nhiêu?
A. B. C. D.
Câu 102: Mức độ biến dạng của thanh rắn bị kéo hoặc nén phụ thuộc vào yếu tố nào dưới đây?
A.Độ lớn của lực tác dụng B. Độ dài ban đầu của thanh
C.Tiết diện ngang của thanh D. Độ lớn của lực tác dụng và tiết diện ngang của thanh
Câu 103: Trong giới hạn đàn hồi,độ biến dạng tỉ đối của thanh rắn tỉ lệ thuận với đại lượng nào dưới đây?
A.Tiết diện ngang của thanh B. Ứng suất tác dụng vào thanh
C. Độ dài ban đầu của thanh D. Cả ứng suất và độ dài ban đầu của thanh.
Câu 104: Phân loại chất rắn theo cách nào dưới đây là đúng?
A. Chất đơn tinh thể và chất rắn vô định hình.
B. Chất rắn kết tinh và chất rắn vô định hình.
C. Chất rắn đa tinh thể và chất rắn vô định hình.
D. Chất rắn đơn tinh thể và chất rắn đa tinh thể.
Câu 105: Vật nào dưới đây chịu biến dạng kéo?
A. Trụ cầu. B.Móng nhà. C. Dây cáp của cần cẩu đang chuyển hàng. D. Cột nhà.
Câu 106: Nguyên tắc hoạt động của dụng cụ nào dưới đây không liên quan đến sự nở vì nhiệt ?
A. Băng kép. B. Nhiệt kế kim loại. C. Đồng hồ bấm dây. D. Ampekế nhiệt.
Câu 107 :So sánh sự nở dài theo thứ tự giảm dần:
A. Nhôm, đồng, sắt. B. Sắt, đồng, nhôm. C.Đồng, nhôm, sắt. D. Sắt, nhôm, đồng.
Câu 108 : Nhiệt nóng chảy riêng của chất rắn phụ thuộc những yếu tố nào?
A.Nhiệt độ của chất rắn và áp suất ngoài.
B.Bản chất và nhiệt độ của vật rắn.
C.Bản chất của chất rắn, nhiệt độ và áp suất ngoài.
D.Bản chất của chất rắn.
Câu 109: Nhiệt độ sôi của chất lỏng có đặc điểm gì phụ thuộc những yếu tố nào?
A. Luôn không đổi và chỉ phụ thuộc bản chất của chất lỏng.
B. Luôn không đổi và phụ thuộc vào áp suất trên bề mặt chất lỏng: nhiệt độ sôi tăng khi áp suất trên bề mặt chất lỏng tăng.
C. Luôn không đổi và phụ thuộc bản chất chất lỏng cũng như áp suất trên bề mặt chất lỏng : nhiệt độ sôi tăng khi áp suất trên bề mặt chất lỏng tăng.
D. Luôn không đổi và phụ thuộc bản chất cũng như thể tích của chất lỏng.
Câu 110: Khi nhiệt độ không khí tăng thì độ ẩm tuyệt đối và độ ẩm tỉ đối của nó thay đổi như thế nào?
A.Độ ẩm tuyệt đối và độ ẩm cực đại đều tăng như nhau nên độ ẩm tỉ đối không thay đổi.
B.Độ ẩm tuyệt đối giảm, còn độ ẩm cực đại tăng nên độ ẩm tỉ đối giảm.
C.Độ ẩm tuyệt đối tăng chậm, còn độ ẩm cực đại tăng nhanh hơn nên độ ẩm tỉ đối giảm.
D. Độ ẩm tuyệt đối không thay đổi, còn độ ẩm cực đại giảm nên độ ẩm tỉ đối tăng.
Câu 111: Đặc điểm và tính chất nào dưới đây không liên quan đến chất rắn kết tinh ?
A. Có dạng hình học xác định. C. Có cấu trúc tinh thể.
B. Có nhiệt độ nóng chảy không xác định. D. Có nhiệt độ nóng chảy xác định.
Câu 112 : Đặc điểm và tính chất nào dưới đây liên quan đến chất rắn vô định hình?
A. Có dạng hình học xác định. B. Có cấu trúc tinh thể.
B. Có tình dị hướng. D. Không có nhiệt độ nóng chảy xác định.
Câu 113: ở mỗi thanh ray của đường sắt dài 12,5 m. Hỏi khe hở giữa hai thanh ray phải có độ rộng tối thiểu bằng bao nhiêu để các thanh ray không bị uốn cong khi nhiệt độ tăng tới 500c.Biết hệ số nở dài 11.10-6K-1.
A.4,81 m. B.2,41 m. C. 8,41 m. D.4,21 m.
Câu 114: Mức độ biến dạng của vật rắn (bị kéo hoặc bị nén) phụ thuộc vào yếu tố nào dưới đây?
A. Độ lớn của lực tác dụng. B. Độ dài ban đầu của thanh.
C. Tiết diện ngang của thanh. D. Độ lớn của lực tác dung và tiết diện ngang của thanh.
Câu 115: Trong giới hạn đàn hồi, độ biến dạng tỉ đối của thanh tỉ lệ thuận với đại lượng nào dưới đây?
A. Tiết diện ngang của thanh. B. Ứng suất tác dụng vào thanh.
C. Độ dài ban đầu của thanh. D. Cả ứng suất và độ dài ban đầu của thanh.
Câu 116: Độ cứng(hay hệ số đàn hồi) của vật rắn (hình trụ đồng chất) phụ thuộc vào những yếu tố nào dưới đây?
A. Chất liệu của vật rắn. B. Tiết diện của vật rắn.
C. Độ dài ban đầu của vật rắn. D. Cả ba yếu tố trên.
Câu 117: Dưới tác dụng của ngoại lực vật rắn thay đổi cả hình dạng và kích thước của vật rắn được gọi là;
A. Biến dạng kéo. B. Biến dạng nén.
C. Biến dạng đàn hồi. D. Biến dạng cơ.
Câu 118: Câu nào dưới đây là không đúng khi nói về lực căng bề mặt của chất lỏng?
A. Lực căng bề mặt tác dụng lên một đoạn đường nhỏ bất kì trên bề mặt chất lỏng có phương vuông góc với đoạn đường này và tiếp tuyến với bề mặt chất lỏng.
B. Lực căng bề mặt luôn có phương vuông góc với bề mặt chất lỏng.
C. Lực căng bề mặt có chiều làm giảm diện tích bề mặt chất lỏng.
D. Lực căng bề mặt tác dụng lên một đoạn đường nhỏ bất kì trên bề mặt chất lỏng có độ lớn tỉ lệ với độ dài của đoạn đường đó.
Câu 119: Nhiệt độ nóng chảy riêng của đồng là 1,8.105 J/Kg Câu nào dưới đây đúng?
A.Khối đồng sẽ toả ra nhiệt lượng 1,8.105 J khi nóng chảy hoàn toàn.
B.Mỗi kilôgam đồng cần thu nhiệt lượng 1,8.105 J để hoá lỏng hoàn toàn ở nhiệt độ nóng chảy.
C.Khối đồng cần thu nhiệt lượng 1,8.105 J để hoá lỏng.
D. Mỗi kilôgam đồng toả ra nhiệt lượng 1,8.105 J khi hoá lỏng hoàn toàn.
Câu 120: Câu nào dưới đây không đúng khi nói về sự nóng chảy của các chất rắn ?
A. Mỗi chất rắn kết tinh nong chảy ở một nhiệt độ nóng chảy xác định không đổi ứng với một áp suất bên ngoài xác định.
B. Nhiệt độ nóng của chất rắn kết tinh phụ thuộc vào áp suất bên ngoài.
C. Chất rắn kết tinh nóng chảy và đông đặc ơ cùng một nhiệt độ các định không đổi.
D. Chất rắn vô định hình cũng nóng chảy ở một nhiệt độ xác định không đổi.
Về Đầu Trang Go down
DevilAxe
Thành viên mới
Thành viên mới
DevilAxe


Tổng số bài gửi : 10
Điểm : 10
Thanks : 0
Ngày tham gia : 19/04/2011
Đến từ : Ninh Thọ. Ninh Hoà. Khánh Hoà
Sở thích : Đời bắt đầu là số 0 vô tận. vì vậy phải học để trở thành số...1

bai tập ôn thi học kỳ II môn lý 10 Empty
Nếu thấy bài viết hay bạn hãy click vào nút để cám ơn người viết
Bài gửiTiêu đề: Re: bai tập ôn thi học kỳ II môn lý 10   bai tập ôn thi học kỳ II môn lý 10 Calend10Tue Apr 19, 2011 8:57 pm

em khong bjet giai bai nay mong cac bác chỉ cho:đây la bài toán nhiệt học cua hs lớp 8(em cũng là hs lớp 8 lun santa )


một lò sưởi giữ cho phòng ở nhiệt độ 20 độ C khi nhiệt độ ngoài trời la 5 độ C. nếu nhiệt độ ngoài trời giảm xuống -5 đột C thì dùng thêm 1 lò sưởi có công suất 0,8 Kw mới duy trì được nhiệt độ là 20 độ C.tìm công suất của lò sưởi lúc đầu confused
Về Đầu Trang Go down
phankhoahoc
Thành viên mới
Thành viên mới
phankhoahoc


Tổng số bài gửi : 1
Điểm : 1
Thanks : 0
Ngày tham gia : 04/05/2011

bai tập ôn thi học kỳ II môn lý 10 Empty
Nếu thấy bài viết hay bạn hãy click vào nút để cám ơn người viết
Bài gửiTiêu đề: Re: bai tập ôn thi học kỳ II môn lý 10   bai tập ôn thi học kỳ II môn lý 10 Calend10Wed May 04, 2011 10:31 pm

ôi nhìu wa làm xướng thiệt cheers
Về Đầu Trang Go down
Sponsored content




bai tập ôn thi học kỳ II môn lý 10 Empty
Nếu thấy bài viết hay bạn hãy click vào nút để cám ơn người viết
Bài gửiTiêu đề: Re: bai tập ôn thi học kỳ II môn lý 10   bai tập ôn thi học kỳ II môn lý 10 Calend10

Về Đầu Trang Go down
 

bai tập ôn thi học kỳ II môn lý 10

Xem chủ đề cũ hơn Xem chủ đề mới hơn Về Đầu Trang 

 Similar topics

-
» Ebook down tài liệu học tập và luyện thi!
» Đề thi Đại học và cao đẳng các năm và Đáp án!
» Tài liệu luyện thi đại học và tất cả các khối cấp 3
Trang 1 trong tổng số 1 trang

Permissions in this forum:Bạn không có quyền trả lời bài viết
 :: HỌC TẬP :: Vật lý :: Lớp 10 - Vật lý-
Free forum | Văn hóa | Khác | ©phpBB | Free forum support | Báo cáo lạm dụng | Cookies | Thảo luận mới nhất